NGUYÊN NHÂN TẠI SAO MỤN QUAY TRỞ LẠI

Mụn là tình trạng viêm mạn tính, điều đó cũng đồng nghĩa với việc “tái lại” sau khi ngưng điều trị là không thể tránh khỏi. Kể từ lâu đã có các nghiên cứu xác định các yếu tố khiến mụn quay trở lại nhưng đến hiện tại vẫn còn chưa biết chắc. Hơn nữa, thời điểm mụn tái diễn sau khi ngưng điều trị, tần số, cường độ, thời gian diễn tiến sẽ khác nhau giữa các bệnh nhân và cũng rất khó để dự đoán. Có 4 nhóm nhân tố khiến mụn tái phát: đặc điểm của mụn, việc tầm soát mụn, bản thân bệnh nhân và các thuốc sử dụng.

  1. Nhóm nhân tố đặc điểm của mụn

Di truyền: nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ giả thuyết là nhân tố gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tái lại của mụn. Một số nghiên cứu thực hiện trên những cặp song sinh bị mụn có liên quan đến tác động cộng hợp của gen.

Mụn khởi phát muộn và kéo dài dai dẳng: những bệnh nhân bị mụn trong thời gian dài thường đã sử dụng kháng sinh không hiệu quả trong nhiều năm, sự kéo dài này cũng có thể do mất cân bằng hormone trong cơ thể.

Mụn khởi phát sớm: những bé gái bị tình trạng mụn viêm và mụn có nhân sớm (dưới 10 tuổi hoặc trước khi dậy thì khoảng 2 năm rưỡi) sẽ bị mụn nặng hơn ở tuổi thanh thiếu niên và nguy cơ tái phát cũng cao hơn.

Sự tăng tiết bã nhờn: những bệnh nhân bị mụn nặng sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn và vì thế cũng đáp ứng kém hơn với kháng sinh đồng thời cũng dễ tái phát hơn so với những bệnh nhân bị mụn nhẹ và trung bình bởi vì sự tăng cường tiết bã nhờn sẽ làm loãng nồng độ của kháng sinh trong nang lông.

Vị trí của tổn thương: các vị trí khác nhau trên cơ thể đáp ứng khác nhau với điều trị. Khi điều trị những tình trạng mụn viêm hệ thống với nhóm kháng sinh cycline thế hệ 2 kết hợp với benzoyl peroxide trong 6 tháng, kết quả đạt được trên mặt tốt hơn và ít tái phát hơn so với trên thân.

2. Việc tầm soát mụn: nguyên nhân mụn tái phát có liên hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của những nhân mụn li ti – tiền thân của mụn – sau khi kết thúc điều trị. Retionoid bôi ngoài da có thể dùng để điều trị duy trì và làm giảm nguy cơ tái phát mụn.

  1. Bản thân bệnh nhân

Tuân thủ kém: việc này làm cho điều trị mụn kém hiệu quả và mụn dễ quay trở lại hơn. Việc kém tuân thủ này thường thấy trên những người trẻ tuổi, do tác dụng phụ, kết quả không cải thiện, liệu trình điều trị hệ thống trước đó, thiếu kiến thức về điều trị mụn và bệnh nhân không hài lòng với điều trị.

Yếu tố tâm lý: mụn lâu dài dễ dẫn đến sẹo và biến dạng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Stress và trạng thái tâm lý không tốt cũng là yếu tố rủi ro khiến mụn tái phát, kèm theo đó là vết thâm do mụn. Nghiên cứu cho thấy stress là nguyên nhân sản sinh nhiều protein P, protein P có khả năng kích thích tiết bã nhờn và gây mụn. Hợp chất này được sản sinh từ tận cùng thần kinh ngoại vi tuyến bã nhờn (có nhiều trên da mụn hơn da bình thường).

4. Những thuốc sử dụng: kinh nghiệm sử dụng thuốc lâm sàng cho thấy việc tái phát chiếm tỷ lệ trên 50% với cycline dùng ngoài da trong điều trị mụn viêm hệ thống và cũng tùy theo tính chất của mụn. Với retinoid đường uống thì lại khác, tỷ lệ tái phát chỉ là 23-38%.

Kết luận, có rất nhiều yếu tố khiến mụn quay lại, có thể liên quan tới việc tầm soát mụn, bản thân bệnh nhân, thuốc hay do tính chất của mụn. Những nhân tố chính đã xác định được có liên quan đến việc tái phát của mụn là sự tuân thủ điều trị, mụn khởi phát sớm, thời gian điều trị kéo dài, sự tăng tiết bã nhờn và tổn thương mụn lan rộng.

 

Trả lời